Ưu nhược điểm của ngói đất nung và ngói lấy sáng

Sự xuất hiện của ngói lấy sáng trên thị trường hiện nay đã giúp gia chủ có thêm sự lựa chọn khi lợp mái nhà. Với hình dạng giống hệt ngói đất nung, ngói lấy sáng và ngói đất nung có gì khác biệt và nên được dùng như thế nào cho hiệu quả?

Sơ lược về ngói đất nung và ngói lấy sáng

Ngói đất nung đặc điểm và cấu tạo

Ngói đất nung (hay còn gọi là ngói đất sét nung) được con người bắt đầu sử dụng từ khoảng 2500 TCN để làm vật liệu lợp mái nhà. Độ phổ biến của ngói đất nung vẫn còn đến tận nay và thậm chí trở thành xu hướng thiết kế. Ngói đất nung truyền thống: Thường được làm từ đất sét, qua các bước tạo hình, tráng men sẽ được nung dưới nhiệt độ 1.300oC. Đất sét sau khi kết lại với nhau thành một khối chắc chắn, cứng cáp thì được đưa vào sử dụng.

Cấu tạo của ngói lấy sáng

Ngói lấy sáng thực chất làm từ hợp chất nhựa, nằm trong nhóm sản phẩm các tấm lợp lấy sáng. Sản phẩm này có hình dáng giống như những viên ngói thông thường, chỉ khác về màu sắc trong suốt để ánh sáng có thể xuyên qua với cường độ đạt từ 90 – 95%.

Hiện nay, có hai loại ngói lấy sáng thông dụng trên thị trường là ngói PC và ngói PS. Ngói PC làm từ hợp chất Poly Carbonate (PC). PC vốn được sử dụng trong các ngành như ô tô, máy bay, kính chống đạn cho xe hơi… Ngói lấy sáng PC rất bền, có tính đàn hồi cao, chịu va đập tốt, không bị đổi màu, ít bị ố vàng do thời tiết, không bị rạn nứt do nhiệt, đặc biệt là có thể lấy sáng lên đến 99%. Loại kính này cũng được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở.

Ngói lấy sáng có hình dáng như ngói thông thường nhưng màu sắc trong suốt và làm bằng hợp chất nhựa.

Những ưu – Nhược điểm của 2 loại ngói 

Ưu điểm ngói đất nung 

Ngói không thấm nước và vô cùng bền vượt mọi thời gian: Bởi, ngói đất nung được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao, giúp ngói cứng, không thấm nước và chịu được trời mưa. Ngói đất nung có thể tồn tại trong thời gian hơn 100 năm mà hầu như không cần phải bảo trì. Thậm chí, ngói cũ cũng vẫn có thể tái sử dụng để lợp mái khác.


Ngói đất nung rất vững chắc và có thể tái sử dụng.

Ngói đất nung thường có màu đỏ và sáng: Nó giúp phản xạ ánh sáng tốt do đó hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt. Giúp nhà lợp ngói mát hơn tới 20oC so với những loại ngói có màu tối. Vì vậy, ngói đất nung rất tốt khi lợp nhà sẽ trở nên mát mẻ hơn. Giúp tiết kiệm được một khoản chi phí cho điều hòa, quạt mát.

Ngói đất nung có thường rất vững chắc: Ngói đất nung truyền thống khi kết lại với nhau sẽ tạo ra khối lượng nặng, giúp tạo khung mái và tường vững chắc hơn.

Ưu điểm ngói lấy sáng

Ngói lấy sáng có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ nên có tính linh hoạt cao. Dựa vào vị trí khu đất, bạn có thể linh hoạt trong việc sử dụng số lượng và vị trí ngói kính để thu ánh sáng cho nhà, điều này còn ảnh hưởng đến kết cấu mái. Ngoài ra, ngói kính còn có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm được chi phí thay mới vật liệu.


Sự kết hợp giữa ngói lấy sáng và ngói truyền thống mang đến giải pháp mang tính thực tiễn cao.

Ngói lấy sáng có khả năng chịu va đập tốt, không bị ẩm mốc, giữ được màu sắc tự nhiên và sức chịu nhiệt cao. Vật liệu này cho không khí dễ dàng lọt qua nên khi có bão, sự chênh lệch áp suất khí trong và ngoài nhà không quá lớn, nhà lợp ngói kính ít bị tốc mái hơn so với nhà lợp tôn hoặc fibroximang.

Ngoài tác dụng thu ánh sáng tự nhiên, ngói lấy sáng còn giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một viên ngói kích thước (20x30cm) cho 90% tia sáng xuyên qua, trong điều kiện ban ngày không mưa thì tương đương thắp một bóng đèn 70 W. Vì thế, thay vì phải bật điện cả ngày, bạn hãy sử dụng ngói kính để tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Nhược điểm của ngói đất nung

– Ngói rất dễ vỡ: Nên quá trình thi công mất nhiều thời gian và đòi hỏi những thợ có kỹ thuật và kinh nghiệm cao.

– Ngói đất nung tương đối nặng: Chính vì vậy không phù hợp với những mái nhà có độ dốc thấp.

Nhược điểm của ngói lấy sáng

– Ngói lấy sáng vẫn có những nhược điểm khiến nhiều người còn cân nhắc và e ngại. Đó là ngói lấy sáng ít có độ thông thoáng, có hiệu ứng kín gây khó chịu với nhiều người. Sử dụng ngói kính trong tiết trời nóng sẽ làm không khí trong nhà bị nóng do hấp nhiệt.

– Thêm vào đó, khâu thi công cũng đòi hỏi người lắp đặt phải tỉ mỉ tính toán vì số lượng và vị trí phù hợp bởi, ngói kính không cắt hay khoan bớt được.

– Giá thành của sản phẩm này cũng khá cao. Ngói PC do có độ bền cơ và độ cứng cao nên có giá khoảng khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/m2. Còn loại ngói PS có giá thành rẻ hơn chỉ 0,8 – 1,1 triệu đồng/m2.

Nhà phố nên lựa loại ngói nào thì phù hợp?

Nhà phố có một nhược điểm là thường tối, bí bách và có nhiều ngôi nhà còn bị nóng nữa. Tuy nhiên nếu sử dụng ngói đất nung thì ngôi nhà sẽ mát hơn nhưng lại không có độ thoáng sáng cho không gian bên dưới. Còn nếu sử dụng ngói lấy sáng thì ánh sáng được đảm bảo nhưng với chất liệu nhựa là chính nên không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà sẽ rất nóng. Vì vậy chúng ta nên kết hợp 2 loại ngói này để vừa có độ mát vừa có ánh sáng tự nhiên vào không gian nhà ở mà chi phí lại không quá cao.

Mỗi loại ngói đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng khi kết hợp chúng lại thì mọi chuyện trở nên dễ dàng và hoàn hảo hơn cho ngôi nhà phố.

VLXD.org (TH/ Happynest)

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận