Trong các mẫu nhà ống, nhà phố, các biệt thự thì thiết kế cầu thang là yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng, nó có vai trò liên kết các tầng trong nhà, phụ thuộc vào chiều cao tầng để xây dựng, vậy cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng như thế nào để đảm bảo phù hợp và đúng kỹ thuật?
Tại sao phải tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng?
Mặc dù theo quan niệm dân gian từ xưa, bậc cầu thang nên được tính theo “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Tuy nhiên, chúng ta nên có cách tính hài hòa cả 2 yếu tố khoa học và phong thủy. Bên cạnh đó nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ biết rằng cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng cũng gắn liền và không thể tách rời với số tầng được tính theo phong thủy bằng những cách rất đơn giản. Người phương Đông rất quan trọng phong thủy và quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” nên khi tính bậc cầu thang chúng ta căn cứ đầu tiên vào số bậc tốt theo phong thủy rồi liên hệ đến chiều cao tầng.
Bậc cầu thang trong nhà cao tầng vô cùng quan trọng nên cần có kích thước chính xác, phù hợp (Ảnh: Internet)
Những ngôi nhà cao tầng đều có kích thước, diện tích khác nhau, trong đó có chiều cao tầng. Để cân đối phù hợp với diện tích, chúng ta cần tính chiều cao tầng theo kiến trúc ngôi nhà cho phù hợp. Bên cạnh đó, công trình cao trên 2 tầng thì có thể chiều cao của các tầng cũng khác nhau. Nên đối với những ngôi nhà có chiều cao tầng khách nhau phải tính toán số bậc cầu thang khác nhau.
Nếu không tính như vậy thì thi công sẽ rất khó khăn, đồng thời giữa các bậc sẽ không đồng đều, xảy ra nhiều sai sót.
Nếu số bậc phạm vào phong thủy thì gia đình gặp nhiều tai ương, vận mệnh không tốt đẹp, nên phải tính toán gắn kết với yếu tố phong thủy nữa.
Tính số bậc cầu thang dựa trên yếu tố phong thủy
Tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng cần kết hợp với cách tính phong thủy “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” (Ảnh: DĐXD)
Đây là cách tính đơn giản nhất để tính được số bậc cầu thang đồng đều liên kết với yếu tố phong thủy. Bên cạnh đó khi xây dựng cho nhà dân không có thiết kế, đội thợ cũng áp dụng cách này để tránh sự phức tạp.
Đối với nhà dân, chiều cao tầng thường từ 3m đến 3,6m để cân đối và hài hòa, phù hợp với kiến trúc ngôi nhà. Để tính chính xác hơn thì bạn cần phải đo chuẩn xác chiều cao tầng để áp dụng vào công thức chia bậc cầu thang.
Nên chọn số bậc cầu thang theo cung Sinh rồi lấy chiều cao tầng chia số bậc để xem có phù hợp với tiêu chuẩn không (Ảnh: DĐXD)
Với chiều cao phổ biến như trên, chúng ta thường lấy số bậc cầu thang là 21 hoặc 25 (tùy vào chiều cao tầng trong khoảng từ 3m đến 3,6m) theo sự tính toán của cách tính theo “sinh lão bệnh tử” thì số bậc này là tốt nhất vì nó rơi vào cung Sinh thể hiện cho sự phát tài phát lộc và các chủ nhà hầu hết đều có yêu cầu như vậy.
Với cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng từ 3 – 3,6m, chúng ta nên chọn bậc cầu thang là 21 hoặc 25 (Ảnh: DĐXD)
Cách tính số bậc cầu thang theo phong thủy được tính theo công thức 4n+1, trong đó n là số lần chu kì lặp lại khi đếm bậc từ 1 đến 4, do đó chúng ta tính được số bậc phù hợp nhất là 21 hoặc 25.
Sử dụng chiều cao tầng và yếu tố phong thủy để tính số bậc thang là cách tính phổ biến nhất (Ảnh: DĐXD)
Có thể bạn muốn tìm đọc thêm:
Nhà 3 tầng hiện đại pha lẫn nét truyền thống mộc mạc
Phòng tắm, phòng vệ sinh hợp phong thủy
Cách thiết kế nhà 4 tầng hiện đại trên diện tích đất 30m2
Như vậy, gọi chiều cao tầng là h, ta có cách tính số bậc cầu thang (bct) theo chiều cao tầng như sau:
Chiều cao bct = h : 21 (hoặc h : 25). Trong các công trình kiến trúc, chiều cao bậc thang trong nhà thường dùng là 140 – 200mm, tương ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý là 150 – 180mm với chiều rộng 240 – 300mm. Như vậy, nếu kết quá số bậc sau khi chia vượt quá 150 – 180mm một con số khá lớn thì tính toán lại số bậc thang theo phong thủy để rơi vào cung Sinh, ví dụ là 17 bậc hoặc cũng có thể rời vào chữ Lão, ví dụ 18 bậc rồi thực hiện phép tính lấy chiều cao tầng chia cho số bậc để ra kích thước chiều cao bậc hợp lý nhất.
Bản vẽ thể hiện kích thước các bộ phận của cầu thang từ đó suy ra cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng (Ảnh: DĐXD)
Nếu lấy số bậc trên 18 bậc thì cần phải thiết kế chiếu nghỉ.
Dựa theo chiều cao tầng và tiêu chuẩn chiều cao bậc cầu thang
Chúng ta có công thức : Số bct = Chiều cao tầng : chiều cao bt
Như đã nói ở trên kích thước bậc cầu thang phù hợp nhất là từ 15cm – 18cm (0,15 – 0,18m) nên chúng ta có thể lấy luôn chiều cao này để áp vào công thức trên. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả, số bậc nên lấy phù hợp với phong thủy để mang lại vượng khí cho gia đình.
Công thức thể hiện mối tương quan giữa chiều cao và chiều rộng của bậc thang đồng thời tính được số bậc cầu thang (Ảnh: DĐXD)
Ta cũng có thể dựa vào công thức tính độ dốc của cầu thang. Độ dốc được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chúng có quan hệ mật thiết với khoảng rộng bước đi. Quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng được lấy như sau:
2h + b = 60cm.
Trong đó:
h – chiều cao bậc thang;
b – chiều rộng bậc thang.
Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng trước hết phải tính được chiều cao tầng (Ảnh: DĐXD)
Cầu thang bộ trong nhà ở có người đi lại không nhiều nên nói chung có thể làm dốc một chút nhưng b/h = 170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi đạt tới h/b = 175/250mm, độ dốc bằng 35°; trong tình hình đặc biệt thậm chí độ dốc có thể là 45° – h/b = 200/200mm. Khi suy ra h, chúng ta áp dụng vào cách tính số bct heo chiều cao tầng một cách dễ dàng.
Chúng ta có thể dựa vào công thức mối tương quan trên để tính được h, từ đó suy ra số bct và sử dụng công thức trên để kiểm tra sự hợp lý của kích thước của chúng.
Các bạn có thấy bài viết trên hữu ích? Nếu hay hãy like và chia sẻ nhiều hơn để mọi người cùng tham khảo nhé. Và đừng quên theo dõi trang Fanfage Kiến trúc Chú Kiến Thợ và trang Web kiến trúc Chú Kiến Thợ để không bỏ lỡ những bài viết thú vị khác.
Hotline: 0977.982.182
Tel: 0989 996 545
Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ
Email: chukientho.com@gmail.com
Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam