Ngói âm dương là loại vật liệu xây dựng khá phổ biến ở các công trình mang tính truyền thống, văn hoá từ Bắc vào Nam. Không chỉ đem đến cho kiến trúc công trình xây dựng vẻ đẹp cổ điển, cũ kỹ, ngói âm dương còn có ưu điểm là bền bỉ. Trong bài viết dưới đây, Kiến trúc Chú Kiến Thợ xin cung cấp một số thông tin về ngói âm dương để bạn đọc tìm hiểu.
Ngói âm dương mang đến vẻ đẹp truyền thống, cũ kỹ cùng giá trị văn hoá rất lớn
Ngói âm dương là gì?
Ngói âm dương là một loại ngói đặc trưng, phổ biến trong các công trình xưa cổ với một đầu nhỏ và một đầu lớn. Loại ngói lợp nhà này có cấu tạo từ ngói dương và ngói âm được xếp đan xen với nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái. Một bộ ngói âm dương đầy đủ bao gồm:
– Ngói âm: Viên ngói to được tráng men ở mặt lõm, nằm ngửa lên.
– Ngói dương: Viên ngói được tráng men ở mặt lồi, nằm tròn úp.
– Diềm (gồm diềm âm và diềm dương): Là phần trang trí mái nhà.
Ngói âm dương phổ biến ở công trình nhà cổ ở phố cổ Hội An
Ngói âm và ngói dương thường được phủ một lớp men lưu ly bên ngoài, chính vì vậy ngói âm dương còn được gọi tên khác là ngói lưu ly. Men lưu ly trên mái ngói âm dương là loại men gốm thuộc dòng men tốt, độ bền cao, có tác dụng tạo màu rất đẹp với tông màu trùng màu men cổ ngói lợp nhà.
Nguồn gốc ngói âm dương
Theo tìm hiểu, mái ngói âm dương có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Từ thời kỳ xa xưa, để thiết lập nhà cửa, người dân Trung Hoa đã biết sử dụng và sáng tạo loại mái ngói này.
Bên cạnh đó, theo sự tích tương truyền kể lại, vào thời kỳ Đông Hán, một thầy cúng phong thuỷ đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm cách nối những viên gạch với nhau sao cho thật đẹp, đối cạnh mà độ bền cao theo yêu cầu của Tào Tháo. Sau thời gian nghiên cứu, thầy cúng đã cho ra một loại gạch đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu và đặt tên cho chúng là ngói âm dương.
Ý nghĩa phong thủy của ngói âm dương
Từ xa xưa thì 2 thái cực âm dương đã trở thành khái niệm ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Khái niệm âm dương không chỉ đơn thuần là quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa người Việt mà còn trở thành triết lý của người Á Đông.
Chính vì vậy mà mái ngói âm dương luôn tồn tại và được ưa chuộng tại khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Từ những con phố cổ kính rêu phong, những ngôi chùa linh thiêng, nhưng di tích lịch sử còn sót lại.. không chỉ mang dấu ấn kiến trúc đặc biệt mà còn chứa đựng chiều sâu của lịch sử về ngói âm dương.
Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa phong thủy, ngói âm dương còn giúp tăng cường giá trị thẩm mỹ cho công trình và kiến trúc. Ngói âm dương mang tới một vẻ đẹp cổ xưa mà trang nhã, sang trọng tới lạ thường.
Trước đây, ngói âm dương thường được sử dụng cho các công trình của vua chúa, xây dựng đền chùa hoặc dinh thự cho những gia đình kinh tế giàu có thời xưa. Chính vì thế, như những suy nghĩ văn hóa ăn vào tiềm thức, ngói âm dương khi công trình được lợp ngói âm dương sẽ mang lại cảm giác uy nghiêm bề thế, sang trọng.
Ưu điểm của ngói âm dương
Đầu tiên, ngói âm dương mang đến giá trị về thẩm mỹ. Ngói lợp nhà âm dương là sự kết hợp hoàn hảo của đất nung được tráng men, sở hữu vẻ đẹp tinh tế trong những nét chạm khắc. Khi kết hợp với kiến trúc nhà sẽ tạo ra những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển, mềm mại, giúp công trình sang trọng, bề thế và uy nghi
Ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, nhờ cấu tạo vòng ngửa vòng úp có tạo dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà và giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Vì vậy, loại mái ngói này ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp, tiết kiệm được chi phí xây sửa cho gia đình.
Một công trình nhà Việt mang thiết kế hiện đại kết hợp với hiên nhà lợp mái ngói âm dương
Tuy mái ngói âm dương không còn phổ biến, nhưng loại vật liệu này vẫn xuất hiện ở một số công trình mà gia chủ yêu kiến trúc xưa cũ, hoài cổ
Bên cạnh đó, mái ngói âm dương cũng được đánh giá là khá dễ thi công, không cần tốn quá nhiều vật liệu và công sức. Thi công mái ngói âm dương đòi hỏi thợ thi công phải lành nghề, khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu làm.
Thợ địa phương thi công ngói âm dương trên nền bê tông
Phân loại ngói âm dương
Nếu xét về chất liệu đất làm, ngói lợp nhà âm dương gồm có ngói tráng men và ngói đất nung. Hai loại này được sử dụng rất phổ biến và mang theo những ưu điểm riêng, tuỳ thuộc vào mỗi kiểu dáng kiến trúc công trình mà sẽ có sự lựa chọn phù hợp.
Ngói âm dương tráng men là loại ngói có khả năng chống thấm, chống rêu mốc cao, nhờ đó tạo nên giá trị thẩm mỹ cho công trình. Đặc biệt, ngói lợp âm dương tráng men có độ bền màu cao, không lo bị phai màu theo thời gian và không lo chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết.
Ngói âm dương tráng men mang đến màu sắc sắc nét cho công trình, có độ bền bỉ cao
Ngói âm dương đất nung thường có màu đỏ tươi, kèm theo đó là khả năng hạn chế việc hấp thụ ánh sáng mặt trời rất tốt. Nhờ ưu điểm này, không gian bên trong nhà lợp mái ngói âm dương đất nung sẽ mát mẻ, tiết kiệm một phần chi phí cho quạt hay điều hoà khi tới mùa hè nóng bức.
Ngói âm dương đất nung có khả năng hạn chế sức nóng của thời tiết, giúp không gian bên trong luôn mát mẻ
Nếu dựa vào kích cỡ, ngói âm dương được phân loại theo các tiêu chí như sau:
Các loại kích cỡ | Định mức | Bề mặt | Kích thước ngói
(mm) |
Cỡ mini (S) | 80 cặp/m² | Tráng men/ Đất nung | Ngói âm: L102 x W117 x D6 |
Cỡ trung (M) | 43 cặp/m² | Tráng men/ Đất nung | Ngói âm: L140 x W170 x D8 |
Ngói dương: L120 x D8; Ø76 | |||
Cỡ đại | 27 cặp/m² | Tráng men/ Đất nung | Ngói âm: L180 x W190 x D8 |
Ngói dương: L155 x D8; Ø95 | |||
Cỡ lớn (XL) | 15 cặp/m² | Tráng men | Ngói âm: L260 x W275 x D10 |
Ngói dương: L195 x D10, ∅128 |
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngói âm dương – một loại vật liệu lợp mái quen thuộc của kiến trúc Việt Nam. Happynest hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích để áp dụng cho công trình của mình.
Nguồn: Sưu tầm