CÁCH ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công và chất lượng bê tông. Đặc biệt là mùa hè nhiệt độ tăng cao rất ảnh hưởng đến quá trình thi công đổ bê tông tươi cho các công trình kiến trúc. Chính vì vây, bài viết xin chia sẻ đến bạn đọc một số lưu ý đổ bê tông tươi trong thời tiết nắng nóng.

Cách đổ bê tông tươi trong thời tiết nắng nóng bạn cần biết

Với khí hậu nóng, tính công tác của hỗn hợp bê tông sẽ giảm đi nhanh chóng dẫn đến quá trình thi công trở nên khó khăn hơn. Việc thêm nước vào bê tông tại công trường để cải thiện tình trạng trên mặc dù đã được khuyến cáo là rất nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng. Nước thêm tại công trường sẽ làm tăng tỷ lệ nước/xi măng, làm giảm cường độ và độ bền của bê tông.
Để đảm bảo cho mức độ giảm cường độ của vật liệu xây dựng bê tông do thời tiết nóng gây nên nằm trong giới hạn cho phép. Nhiệt độ của bê tông tươi nên được kiểm soát chặt chẽ. Tại một số dự án ở Việt Nam yêu cầu, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi nên từ 30 – 32oC.

Bên cạnh việc làm giảm cường độ và độ bền của bê tông, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi cao còn dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt:

  • Làm quá trình thủy hóa của xi măng diễn ra nhanh hơn là nguyên nhân làm cho bê tông đóng rắn sớm – dẫn đến tính công tác của bê tông giảm nhanh chóng.
  • Bề mặt của bê tông khô rất nhanh đặc biệt dưới tác dụng của gió, ánh nắng mặt trời và độ ẩm tương đối thấp.
  • Để tránh sự mất nước, bê tông cần phải được bảo dưỡng hoặc phun ẩm liên tục trên bề mặt. Nếu hiện tượng mất nước xảy ra sẽ làm xuất hiện những vết nứt do co ngót dẻo. Ngoài ra, quá trình trên dẫn đến việc xi măng không thể thủy hóa triệt để. Tiếp tục làm suy giảm cường độ sau cùng của lớp bê tông bên ngoài mà đã sớm bị mất nước. Làm giảm độ bền của bê tông.

Phương pháp kiểm soát nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi

Công thức tính nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi (tbê tông) được thiết lập một cách gần đúng như sau:


Dựa vào công thức tính toán trên ta nhận thấy, việc kiểm soát nhiệt độ của cốt liệu và nước là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát nhiệt độ bê tông ban đầu.

Phương pháp giảm nhiệt độ bê tông tươi

  • Làm mát cốt liệu bằng cách che đây và tưới ẩm cốt liệu.
  • Sử dụng nước đá trong quá trìn trộn/sử dụng máy làm lạnh nước.
  • Làm mát hỗn hợp bê tông với nitơ lỏng.

Kế hoạch chuẩn bị thi công đổ bê tông

  • Quá trình cấp bê tông phải được kết hợp chặt chẽ với quá trình thi công bê tông để giảm thiểu việc khối đổ bị trì hoãn.
  • Phải có sự chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị và nhân công để bê tông có thể thi cong và đâm lèn một cách nhanh chóng.
  • Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông. Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông. Nhưng phải phòng tránh việc khuôn và nền được phun quá nhiều nước gây ra việc đọng nước.
  • Nếu các điều kiện để có thể thi công trong thời tiết nóng không thể đáp ứng thì việc thi công nên được hoãn lại đến thời điểm có thời tiết mát mẻ hơn trong ngày. Ví dụ: thi công vào ban đêm.
  • Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để làm giảm nhược điểm xi măng thủy hóa nhanh, nhưng chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít. Khi sử dụng phụ gia kéo dài ninh kết cũng đòi hỏi thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài vì chúng làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo. Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông. Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông. Nhưng phải phòng tránh việc khuôn và nền được phun quá nhiều nước gây ra việc đọng nước.
  • Nếu các điều kiện để có thể thi công trong thời tiết nóng không thể đáp ứng thì việc thi công nên được hoãn lại đến thời điểm có thời tiết mát mẻ hơn trong ngày. Ví dụ: thi công vào ban đêm.
  • Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để làm giảm nhược điểm xi măng thủy hóa nhanh. Chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít. Khi sử dụng phụ gia kéo dài ninh kết cũng đòi hỏi thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài vì chúng làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo.

Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha

Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3 đến 4 tuần sai khi đổ trong điều kiện bình thường ( 20 – 30oC ) là đủ để dỡ cốp pha, nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt.
Có nhiều trường hợp do tháo dỡ cốp pha trước thời hạn quy định đã làm sụp đổ cấu kiện, gây tai nạn nghiêm trọng. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông thương phẩm mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (tức là trọng lượng bản thân nó) mà còn phải rất lâu sau mới chịu được hoạt (tải trọng lượng của các đồ đạc khác, thiết bị. Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm, nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại.

Quy trình trên đây sẽ giúp quá trình thi công đổ bê tông tươi công trình nhà bạn diễn ra đúng cách và nhanh nhất. Chúc các bạn thành công.

Nếu có bất cứ thắc mắc và cần tư vấn bạn vui lòng liên lạc qua:

Hotline: 0977.982.182

Tel: 0989 996 545

Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ

Email: chukientho.com@gmail.com

Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận