Bước 1: Sơ đồ móng băng và mô hình tính toán.
Bước 2 : Chọn vật liệu làm móng.
Móng được đúc bằng bê tông B25 có Rb = 14,5 MPa ( cường độ chịu nén của bê tông) ; Rbt = 1,05 MPa (cường độ chịu kéo cảu bê tông); module đàn hồi E =30×10^3 MPa = 3×10^7 kN/m2 , có hệ số điều kiện làm việc yb = 1.
Cốt thép trong móng loại CII, cường độ chịu kéo cốt thép dọc Rs = 280 MPa.
Cốt thép trong móng loại CII, cường độ chịu kéo cốt thép đai Rsw = 225 MPa.
Hệ số vượt tải n = 1,15.
ytb giữa bê tông và đất là 22 kN/m3.
Bước 3 : Lựa chọn chiều sâu chôn móng và chọn sơ bộ chiều cao dầm móng và cánh móng
Chiều sâu chôn móng được quyết định bởi.
Chức năng cũng như đặc điểm kết cấu của nhà và công trình.
Trị số và đặc điểm của tải trọng và các tác động tác dụng lên nền.
Chiều sâu đặt móng của nhà ,công trình và các thiết bị bên cạnh.
Địa hình hiện tại và địa hình thiết kế của nơi xây dựng công trình.
Điều kiện địa chất của nơi xây dựng công trình.
Chọn chiều sâu đặt móng.
Bước 4 : Xác định sơ bộ kích thước móng.
Bước 5 : Kiểm tra ổn định đất nền.
Bước 6 : Kiểm tra lún theo trạng thái giới hạn (TTGHII).
Bước 7 : Kiểm tra cường độ đất nền (TTGHI).
Bước 8: Kiểm tra điều kiện chống trượt cho móng.
Bước 9 : Kiểm tra độ lún lệch tương đối cho móng.
Bước 10 : Kiểm tra điều kiện chống cắt cho cánh móng.
Bước 11 : Tính toán nội lực cho dầm móng bằng cách mô hình bằng Sap ,Safe hoặc phần mềm etabs.
Bước 12 : Tính toán cốt thép dầm móng gồm thép chịu lực và thép đai.