Bạn đã biết về quy chuẩn chiều cao tầng nhà trong thiết kế nhà ở chưa? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ chi tiết để bạn nắm vững nhé. Để khi đi vào xây dựng, bạn sẽ có kiến thức cơ bản để hoàn thiện công trình của mình một cách tốt nhất.
Chiều cao tầng nhà, chiều cao nhà và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của từng khu vực. Chiều cao nhà được tính từ khoảng cách từ nền tầng 1 hoặc nền đất xung quanh đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng được tính là khoảng cách giữa hai sàn nhà, từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.
Tại sao phải tính toán chiều cao của tầng nhà ?
Việc tính toán chiều cao tầng nhà rất quan trọng. Nó ảnh hưởng khá nhiều tới kết cấu nhà ở cũng như cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Nếu như chiều cao phòng thấp, nó có thể tạo ra cảm giác ấm áp, gần gũi, nhưng cũng có thể làm nhiều người có cảm giác bị đè nén, bức bí. Ngược lại, chiều cao phòng lớn có thể tạo ra được cảm giác thoáng đãng, sang trọng nhưng cũng có thể có người lại tháy trống trải lạnh lẽo khi sống trong một căn phòng có trần quá cao.
Mặc dù điều này không chỉ phụ thuộc vào chiều cao thực tế mà còn liên quan tới cách trang trí và công năng của phòng nhưng rõ ràng, việc tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý chính là yếu tố quyết định tới sự thoải mái của không gian tổng thể cũng như chiều cao đó có thể phù hợp với các chức năng của những phòng khác nhau.
Bạn muốn xem thêm:
Cách làm ban công giả cho căn hộ
Bạn đã biết quy trình thi công móng cọc
Bật mí cách xử lý khe hở giữa tường và mái tôn
Vậy chiều cao trần nhà bao nhiêu là hợp lý ?
Phòng khách, phòng sinh hoạt chung là nơi tiếp khách, tập chung sinh hoạt của cả gia đình, bởi thế mà bạn nên ưu tiên thiết kế các phòng này có chiều cao tầng lớn hơn, có thể lợi dụng đắt chúng ở khoảng thông tầng để tạo cảm giác rộng rãi và nâng tầm đẳng cấp, sang trọng cho ngôi nhà.
Chiều cao phòng khách nên cao hơn các phòng khách, có thể cao gấp đôi. Lý tưởng nhất cho chiều cao phòng khách là khoảng từ 3.6m đến 5m. Những nhà có phòng khách cao và thoáng thường tạo được thiện cảm và ấn tượng tốt hơn với khách tới chơi nhà.
Đối với phòng thờ, nếu gia đình bạn muốn thiết kế phòng thờ mang lại cảm giác trang nghiêm thì nên chú ý chiều cao của phòng thờ không được thấp hơn chiều cao của các phòng thông dụng.
Với các phòng chức năng khác trong thiết kế nhà ở như phòng bếp, phòng ngủ; cần tạo cảm giác ấm cúng và tránh đi sự trống trải; thì bạn nên để chiều cao tầng vừa phải; trung bình khoảng 3 -3.3m. Bên cạnh đó, các phòng này có trần thấp sẽ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn; giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa.
Đối với các khu vực như phòng để xe, phòng tắm; nhà kho là những khu vực có tần suất sử dụng thấp ; nên bạn có thể xây dựng với chiều cao khiêm tốn từ 2.4-2.7m
Ngoài việc tính toán chiều cao tầng nhà thông qua chức năng của các phòng; bạn còn nên sắp xếp chiều cao tầng nhà thông qua đặc điểm diện tích xây nhà. Nếu nhà có từ 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ.
Nhà có diện tích nhỏ thì chiều cao tầng cũng phải giảm để đảm bảo cho cầu thang không bị dốc quá; gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại. Trong trường hợp nhà lô phố, nhà ống nhỏ hẹp về chiều ngang; thì chiều cao tầng nên để ở mức 3m là thích hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể xác định chiều cao tầng nhà nhờ vào đặc điểm khí hậu tại nơi mình đang sống. Đối với miền bắc nước ta, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ; chiều cao nên ở mức vừa phải để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm hay làm mát nhà; lí tưởng nhất là 3-3.6m. Đối với các tỉnh phía nam; quanh năm nắng nóng, lại hay có 2 mùa mưa khô rõ rệt; nhà ở nên làm cao thoáng để mát mẻ và tránh ẩm mốc; tốt nhất nên lựa chọn chiều cao từ 3.6-4.5m.
Tuy nhiên, chiều cao càng lớn thì chi phí xây dựng cũng như chi phí hoạt động; bảo dưỡng nhà cũng càng cao. Vì thế, bạn nên cân nhắc chiều cao bao nhiêu là hợp lý; với điều kiện kinh tế gia đình; tránh làm theo nhà khác để rồi căn nhà lại không được như ý.
Tóm lại, đối với nhà ở dân dụng; chiều cao tầng (phòng) thông dụng được phân làm 3 mức cơ bản; phòng cao (3,6 đến 5 m), phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m); phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m). Việc lựa chọn, tính toán chiều cao tầng hợp lý ; nên dựa vào căn cứ quy hoạch chung của cả khu vực,;điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện khí hậu, đặc điểm mảnh đất; chắc năng sử dụng của từng không gian để có được tính thoán hợp lý và hiệu quả nhất.