QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ

Móng băng là một loại móng thường hay được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở. Móng băng là loại móng mà có kích thước chiều dài rất lớn so với chiều rộng và thường được dùng dưới nhà, dưới tường hay dưới dãy cột. Khi dùng móng băng ở dưới dãy cột thì gọi là móng băng giao thoa. Móng bằng được áp dụng thi công phổ biến nhất trong xây dựng nhà phố với kích thước đặc trưng là sâu và hẹp.

Khi chúng ta không thể dùng móng đơn thi công, khó cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, dưới tường thì chúng ta nên dùng loại móng băng này. Móng băng được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà.

Quy trình thi công móng băng

Công tác chuẩn bị mặt bằng, xác định trục, tim cote

Trước khi thi công móng băng thì việc đầu tiên cần làm là giải phóng mặt bằng thi công. Sau đó là công tác chuẩn bị bao gồm :

  • Máy móc: xe cuốc
  • Trang thiết bị, bảo hộ lao động, nhân công.
  • Một số nguyên vật liệu như : thép, đá, cát vàng, xi măng…
  • Xác định trục, tim cote

Công tác đất

Bước này bao gồm các công đoạn : đào đất xung quanh trục đã định sẵn -> dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nhiều nước dưới hố móng.

Công tác bê tông lót hố móng

Cũng giống như với móng đơn, tác dụng của lớp bê tông lót hố móng:

  • Như là coffa mặt đáy cho bê tông móng.
  • Chống mất nước bê tông trong quá trình thi công bê tông móng
  • Chống xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, bảo vệ móng

Để thi công hạng mục bê tông lót, ta sẽ dựa trên khối lượng để lựa chọn phương án thi công. Nếu khối lượng nhỏ, chúng ta có thể dùng máy trộn thủ công. Trong trường hợp khối lượng nhiều thì phương án bê tông thương phẩm là hợp lý hơn để thi công bê tông lót M150 đá 4×6 hoặc đá 1×2. Trong đó bê tông đá 1×2 là phương án khuyên dùng. Đối với công trình nhà phố, chiều dày lớp bê tông bảo vệ nên thi công dày 50mm trở lên.

Công tác cốt thép

Trong biện pháp thi công móng băng thì công tác cốt thép là một trong những bước quan trọng nhất. Khi tiến hành thi công móng băng thì cột thép có thể được gia công ở nhà máy nhưng nền móng phải đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cụ thể :
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bể tông cần đảm bảo :

  • Bề mặt cốt thép phải sạch, không dính bùn đất, vảy sắt, dầu mỡ.
  • Các thanh thép có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các nguyên nhân khác cũng không được phép vượt quá giới hạn 2%.
  • Cốt thép phải được gia công, uốn và nắn thẳng.

Những điều cần lưu ý khi cắt và uốn thép để chuẩn bị cho thi công:

  1. Các công đoạn cắt và uốn cốt thép phải được thực hiện bằng những phương pháp cơ học.
  2. Cốt thép phải được cắt và uốn sao cho phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế.
  3. Những mối hàn nối, buộc nối đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật: hàn nối phải đảm bảo >= 10d, buộc nối thì phải >= 30d (d chính là đường kính của thép) và hàn nối thép phải được làm sạch.
  4. Những đầu chờ phải được bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi bắt đầu ghép cốp pha nên buộc sẵn con kê bằng bê tông được đúc sẵn.

Các bước thi công cốt thép móng băng:

  • Cắt thép và gia công cho thép. Thép được chọn là thép tốt, không bị gỉ, bẹp. mòn quá giới hạn quy định.
  • Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột
  • Cốt thép của móng băng thường được lắp dựng trước khi lắp dựng cốp pha và đà giáo. Sau khi đã dọn vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng rồi tiến hành đặt cốt thép móng băng. Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp thì bạn nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới tiến hành hạ xuống hố móng. Nếu như mặt bằng hố móng đủ rộng lắp đựng cốt thép ở ngay trên đáy hố móng. Bạn đặt cốt thép chịu lực xuống phía dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên và dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới. Những con kê lớp bè lồng bảo vệ cốt thép, tùy thuộc theo mật độ cốt thép đặt cách nhau từ 100 đến 200mm theo hai phương.

Công tác coffa

Đây được coi là công tác quan trọng nhất trong biện pháp thi công móng băng, bởi vì công tác này nếu làm qua loa sẽ rất dễ dẫn đến những sự cố trong quá trình đổ bê tông. Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

  • Ván khuôn phải vững chắc và đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong suốt quá trình thi công.
  • Phải để kín đảm bảo không bị chảy nước xi măng trong suốt quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
  • Phải đúng với hình dáng và kích thước cấu kiện.
  • Cây chống phải được đảm bảo về chất lượng và đúng quy cách, mật độ của cây chông phải được tính toán cụ thể. Bên cạnh đó gỗ chống phải được chống xuôi, chân đế được làm bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh bị xê dịch trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn có thể làm bằng loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
  • Khi tiến hành thi công ván khuôn thì cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và của đà giáo.

Công tác đổ bê tông

Quá trình đổ bê tông là quá trinh đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng công trình. Bê tông thi công móng phải được trộn đúng quy cách, thời gian cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng. Trong quá trình thi công móng băng, cần tránh để cho hố móng bê tông bị ngập nước. Bê tông ngập nước sẽ làm giảm chỉ tiêu chất lượng, làm tính liên kết của vữa xi măng giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt phần móng bê tông yêu cầu mác cao.


Tháo coffa và bảo dưỡng bê tông

Vì coffa không chịu lực của bản thân móng, mà chỉ định hình mặt bên nên 1-2 ngày sau khi đổ bê tông là có thể tháo được coffa.


Bảo dưỡng bê tông cần đảm bảo duy trì 3-5 ngày sau khi đổ bê tông. Các biện pháp bảo dưỡng thường sử dụng: tưới nước trực tiếp, phủ các vật liệu ẩm, phun sương…

Trên đây là quy trình kĩ thuật thi công móng băng nhà phố bạn cần tìm hiểu để khi chuẩn bị xây nhà bạn có thể giám sát thi công mpptj cách dễ dàng hơn. Chúc bạn có được ngôi nhà ưng ý.

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận