Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi thi công ép cọc bê tông có thể xảy ra những sự cố phát sinh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được nguyên do cũng như cách khắc phục bạn nhé.
Những nguyên và biện pháp xử lý khi thi công ép cọc bê tông
Sự cố khi thi công ép cọc bê tông gồm những nguyên nhân nào?
Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau:
Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý.
Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp
Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau:
Nền móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan
Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý.
Biện pháp xử lý trong trường hợp này là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
Kết thúc công việc ép cọc:
Biện pháp xử lý thi công ép cọc bê tông được thực hiện qua nhiều công đoạn
Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:
Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax
Trong đó:
Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực
Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min ≤ (Pep)KT ≤ (Pep)max
Trong đó:
(Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định (lớn hơn 1%), cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định).
Có thể bạn muốn tham khảo thêm:
Siêu lòng với mẫu nhà phố 3 tầng đẹp tại phố Nối, Hưng Yên
Chọn hướng bếp lành cho người Đông Tứ Mệnh
Thiết kế nhà ống 1 tầng cực rộng rãi và thoáng mát
Các điểm cần chú ý trong thời gian ép cọc:
- Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của tư vấn, thiết kế.
- Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0,3 – 0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật lý ép cọc.
- Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.
- Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan.
- Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc:
- Khi mũi cọc cắm sâu vào đất từ 30- 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc.
- Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên.
- Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp xử lý.
- Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8 .Pép min thì ghi lại độ sâu và giá trị đó.
- Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8 Pép min, ghi chép tương ứng với từng độ sâu xuyên 20cm vào nhật ký, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.
- Thời điểm khóa đầu cọc, mục đích của khóa đầu cọc:
Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún hoặc lún không đều.
Đối với cọc ép trước khi thi công đài, việc khóa đầu cọc do CĐT và người thi công quyết định - Thực hiện việc khóa đầu cọc:
Quy trình thực hiện việc khóa đầu cọc (Ảnh minh họa)
-
- Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế.
- Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót.
- Đặt lưới thép cho cọc.
- Báo cáo lý lịch ép cọc, lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau:
- Ngày đúc cọc.
- Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc.
- Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc.
- Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích, diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.
- Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc – lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.
- Áp lực dừng ép cọc.
- Loại đệm đầu cọc.
- Trình tự ép cọc trong nhóm.
- Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai số về vị trí và độ nghiêng.
- Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.
- Kiểm tra sức chịu tải của cọc:
- Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra.
- Số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc.
- Sau khi kiểm tra phải có kết quả đầu đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể tiến hành đào móng để thi công bê tông đài.
- An toàn lao động khi thi công ép cọc:
- Phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thủy lực, động cơ điện cần cẩu,…
- Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng và rơi đổ trong quá trình ép cọc.
- Phải chấp hành nghiêm, chặt chẽ quy trình an toàn lao động trên cao, dây an toàn, thang sắt…
- Dây cáp chọn hệ số an toàn > 6
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách xử lý sự cố khi thi công ép cọc bê tông được nêu ra. Hy vọng se giúp ích cho những gia đình đang trong quá trình xây dựng hoặc những ai muốn tìm hiểu thêm kiến thức để chuẩn bị xây nhà được diễn ra suôn sẻ. Chúc bạn thành công!
Và đừng quên theo dõi trang Web Kiến trúc DD cũng như Panfage Kiến trúc Chú Kiến Thợ của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé.
Thông tin liên hệ:
Tel: 0989 996 545
Email: chukientho.com@gmail.com
Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ
Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam