BAN CÔNG VÀ LÔ GIA KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Trong những công trình nhà cao tầng chúng ta thường thấy sự xuất hiện của ban công và lô gia và không ít người cho rằng đây là 2 cách gọi khác nhau nhưng đều là một. Vậy trên thực tế ban công và lô gia khác nhau như thế nào và có phải là một không ?

Ban công và lô gia là gì ? Bản chất khác nhau như thế nào ?

Ban công và lô gia khác nhau như thế nào là những vấn đề nhiều người còn nhầm lẫn​

Ban công và lô gia là gì ? Đều là những không gian thoáng nằm ở mặt ngoài nhà, sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi, hóng mát, ngắm cảnh, phơi phóng và lấy sáng, lấy gió tạo độ thoáng tự nhiên cho ngôi nhà. Trong đó:
Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể có mái hoặc không mái che bên trên. Phía trước mặt và 2 bên cạnh thoáng không có tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên tường xây kín do tựa vào tường cạnh. Như vậy ban công có 2 hoặc 3 hướng nhìn thoáng ra không gian xung quanh.

 Không ít người cho rằng ban công và lô gia là một​

Lô gia là cũng là một phần của sàn gác nhưng được làm thụt vào trong tường ngoài nhà kiểu âm tường giống như tủ quần áo âm tường vậy. Do vậy, lô gia chỉ có một mặt hướng ra không gian bên ngoài. Lô gia thường được thiết kế khi không muốn cho các không gian thoáng nghỉ ngơi kề cận nhìn thấy nhau để đảm bảo tính riêng tư, độc lập của từng không gian (thường sử dụng cho các căn hộ chung cư, nhà tập thể, các nhà nghỉ, khách sạn…)

Đây được gọi là lô gia chung cư
Lô gia cũng khá giống ban công nhưng nó được thiết kế kiểu âm vào trong với 1 mặt tiếp xúc thiên nhiên​

Như vậy về bản chất, cả 2 đều là những không gian phổ biến trong những công trình nhà có những điểm tương đồng cơ bản về ứng dụng, về vai trò nhưng về kết cấu, cấu tạo và đặc điểm khác nhau rõ rệt. Ban công xây nhô ra, còn lô gia xây kiểu âm vào, giữa 2 hình thức này tạo ra những ưu nhược điểm và tiêu chuẩn xây dựng khác nhau.

Sự tương đồng nhau giữa ban công và lô gia


Mặc dù 2 loại này sự khác nhau giữa  khá nhiều nhưng về cơ bản vẫn có những điểm tương đồng​

Về vai trò: Là những không gian được thiết kế cho các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư, vì tiếp xúc gần nhất với thiên nhiên như nắng, gió, không khí nên ban công và lô gia có nhiều mục đích sử dụng giống nhau để tăng công năng cho gia đình khá hiệu quả như là thiết kế thành góc thư giãn, trồng rau, sân phơi, góc học tập, làm không gian ăn uống, quầy bar…Đặc biệt, chúng đều có nhiệm vụ là lấy sáng, lấy gió tự nhiên cho căn phòng. Thêm nữa, cần nhấn mạnh đều là lối thoát hiểm cho các căn hộ và tòa nhà nếu có cháy nổ xảy ra.
Về diện tích và chiều cao: Trên thực tế thì diện tích ban công và lô gia không chênh lệch nhiều, cần phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà.

Về yêu cầu thiết kế:

  • Đều phải được đảm bảo về kết cấu chịu lực, đồng thời đạt kết quả cao về sử dụng và thẩm mĩ.
  • Do vị trí nền sàn của ban công và lô gia đều chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, mưa, gió, nên cấu tạo mặt sàn có yêu cầu cách nhiệt, chống thấm và thoát nước tốt. Mặt sàn phải được đánh dốc (1% ÷ 2% ) về phía ống thoát nước và chỗ cao nhất phải thấp hơn sàn trong nhà ít nhất là 2cm.


Chúng khác nhau như thế nào về mái?

Lan can cần được thông gió tốt và đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao để tránh gây ra những nguy hiểm khó lường trước. Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra từ ban công và gia lô và đối tượng hầu hết là trẻ em, vì thế đảm bảo chiều cao lan can là vấn đề quan trọng, thường thì chiều cao tiêu chuẩn khoảng 1 – 1,4m, nếu chung cư trên 9m thì chiều cao lan can phải trên 1,5m.
Chọn hướng ban công và lô gia phù hợp phong thủy khí hậu để có lợi cho người sử dụng, đặc biệt là tránh hướng tây và nên làm hướng đông, hướng nam…

Phân biệt ban công và lô gia


Ban công và lô gia khác nhau như thế nào cần so sánh trên nhiều tiêu chí mới thấy rõ ràng

​Sự khác nhau giữa lô gia và ban công được so sánh theo những tiêu chí cơ bản và đặc trưng nhất:

Tiêu chí xây dựng Ban công Lô gia
Vị trí xây dựng Là phần đua ra, nhô ra khỏi mặt bằng nhà Là phần xây âm vào trong mặt bằng nhà, “khoét” sâu vào trong. Tưởng tượng như cái hộc ngăn kéo hoặc tủ âm tường
Khả năng tiếp xúc thiên nhiên Sẽ có từ 2 đến 3 mặt tiếp xúc thiên nhiên Là phần xây âm vào trong mặt bằng nhà, “khoét” sâu vào trong. Tưởng tượng như cái hộc ngăn kéo hoặc tủ âm tường
Ứng dụng Chỉ thường dùng cho nhà ở thấp tầng (khoảng 2 – 4 tầng), biệt thự, nhà vườn, hoặc kiến trúc kiểu Pháp cổ, Châu Âu… Tính an toàn và riêng tư cao hơn nên người ta sử dụng cho những nhà cao tầng, nhà chung cư, nhà tập thể, khách sạn, nhà nghỉ…
Kết cấu chịu lực Kết cấu thường là kiểu console nghĩa là bản sản được đỡ bởi console với khoảng cách nhất định. Giống như sàn nhà
Mái Có thể có mái hoặc không có mái Chắc chắn có mái bởi chính tầng trên của căn nhà.
Kích thước Chiều rộng ban công và độ đua phụ thuộc vào lộ giới gần nhất, thường là từ 1 – 1,5m. Phụ thuộc vào nhu cầu gia chủ. Thường thì lô gia có chiều rộng từ 2 – 2,5m để sử dụng như một căn phòng nhỏ hẹp hoặc 1 sân phơi.
Ưu điểm – Cho góc nhìn rộng nên khả năng lấy sáng, lấy gió nhiều hơn, trông cây rau dễ hơn hoặc phơi phóng cũng tốt hơn, thoáng đãng, tầm nhìn rộng…
– Tạo nên sự sang trọng và tính thẩm mĩ cho các công trình biệt thự, nhà phố…
– Tính an toàn cao hơn ban công vì chỉ có 1 mặt nhìn ra ngoài.
– Đảm bảo sự riêng tư và tính độc lập cần thiết, không ảnh hưởng đề các công trình kề bên.
– Khả năng chịu lực tốt hơn vì kết cấu giống như sàn nhà.
– Tuổi thọ cao hơn vì không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết như ban công.
– Ngoài chức năng phơi phóng, có khả năng thiết kế thành một phòng ngủ mùa hè đẹp chỉ với chiếc giường nhỏ 2m thành không gian nghỉ ngơi thú vị.
Nhược điểm – Khả năng chịu lực kém hơn.
– Tuổi thọ không cao, nhanh phải tu sửa, gia cố.
– Độ nguy hiểm cao hơn vì tiếp xúc 3 mặt với thiên nhiên.
– Không kín đáo và riêng tư như lô gia.
– Chịu tác động nặng nề hơn bởi các hoạt động thời tiết .
– Góc nhìn thiên nhiên hạn hẹp.
– Xét về tính chất mở rộng công năng, diện tích thì ban công có lợi hơn vì nó đua ra ngoài còn lô gia vẫn chiếm một phần của sàn nhà.

Tiêu chuẩn về xây dựng ban công và lô gia

Chúng có những tiêu chuẩn xây dựng khác nhau tương ứng

Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 323: 2004 là tiêu chuẩn về “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” có quy định rằng bắt đầu từ tầng 6 trở lên thì công trình không được sử dụng ban công, thay vào đó chỉ được dùng lô gia. Lan can của lô gia không được hở phần chân bên dưới và có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.
Độ đua của ban công phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới gần nhất, nếu như ban chiều rộng lộ giới dưới 7m thì cũng không được phép làm ban công.

Bài viết trên đã cho bạn thấy sự tương đồng cũng như điểm khác biệt giữa ban công và lô gia, để bạn tránh nhầm lẫn về sau. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ ngay cho bạn bè, người thân của mình cùng biết và đừng quên theo dõi trang web https://chukientho.com/, Fanpage Kiến trúc Chú Kiến Thợ để biết thêm nhiều điều thú vị bạn nhé.

Thông tin liên hệ, tư vấn:

Hotline: 0977.982.182

Tel: 0989 996 545

Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ

Email: chukientho.com@gmail.com

Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận