KỸ THUẬT XÂY TƯỜNG GẠCH TRONG THI CÔNG NHÀ Ở

Trong thi công nhà ở, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Và kỹ thuật xây tường gạch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ bền của tường nhà bạn. Kiến trúc Chú Kiến Thợ xin giới thiệu tới các bạn các kỹ thuật chuẩn chi tiết nhất khi xây dựng nhà ở.

Vai trò của cấu tạo tường đối với thành phần công trình thi công nhà ở

Chức năng cơ bản của tường như sau:

  • Giới hạn, ngắn cách các không gian trong và ngoài ngôi nhà để tjo ra các không gian chức năng thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Tường tham gia chịu ực như một thành phần của kết cấu công trình
    Tường cũng là thành phần tạo ra các cảm thụ thẩm mỹ cho bất cứ một công trình kiến trúc, hay mẫu biệt thự đẹp nào.

Hướng dẫn xây tường gạch đầy đủ, chi tiết nhất​ trong thi công nhà ở

Với những chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng nêu trên. Tường có chức năng trong việc bao che và ngăn cách các không gian bên trong và không gian thiên nhiên bên ngoài công trình với nhau. Cũng có chức năng trong việc bao che và phần chia các khu vực chức năng trong ngôi nhà với nhau. Tường cũng là kết cấu chịu lực tạo độ cứng và độ ổn định cho công trình hay các chức năng khác nhau như trang trí, làm đẹp… cho công trình nhà ở.

Hướng dẫn xây tường gạch chi tiết trong thi công nhà ở – Các bước thực hiện

Công tác chuẩn bị nguyên, vật liệu

Chuẩn bị vật liệu

  • Cát
  • Gạch
  • Xi măng
  • Nước sạch

Chuẩn bị nguyên, vật liệu xây tường​

Chuẩn bị dụng cụ

Thước đo, dây xây, bay, định, búa, đục, xe cút kít, xô, cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ, dụng cụ miết mạch, …

Hướng dẫn xây tường gạch chi tiết

Bước 1: Lựa chọn kiểu xây hay cách đặt gạch.

Trong thi công nhà ở gạch được xếp đặt theo những kiểu khác nhau khi xây nhưng phải đảm bảo không bị trùng mạch theo chiều đứng. Phổ biến nhất là cách xếp so le giữa hàng trên và hàng dưới.

Không được xây trùng viên gạch dưới và trên với nhau. Chúng phải được xây lệch nhau ( đối với tường ngăn thông thường). Dân gian gọi là xây hình chữ công. Tối thiểu là phải lệch 1/4 chiều dài viên gạch theo cả phương ngang và dọc.
Một số kiểu xếp gạch​

Tùy thuộc vào mục đích và vị trí của tường gạch xây mà lựa chọn kiểu xếp gạch khác nhau. Một số loại tường trong khi xây dựng được để thô không chát, nhằm mục đích tạo tính thẩm mỹ, khác biệt cho công trình kiến trúc, thì có thể lựa chọn những kiểu xếp gạch độc đáo, khác biệt để tạo nên sức hút cho công trình. Trường hợp này thường được áp dụng trong khi xây các công trình như: cafe, nhà hàng,… để tạo điểm nhấn.

Bước 2: Tính toán số lượng nguyên vật liệu cần dùng.

Bạn có thể áp dụng cách tính toán số lượng nguyên liệu như sau:

Thể tích của một viên gạch: V= dài x rộng x cao (m3)
Chiều dày lớp vữa = 10mm= 0.01m
Thể tích 1 cữ xây: Vc= ( D+ 0.01) x ( R+0.01) x ( C+0.01) ( Đơn vị: m3)
Số lượng viên gạch để xây 1m3 tường là: Vv= 1 – (SL x V) (m3)

Như vậy, tính toán được thể tích của tường sẽ tính toán được số lượng gạch và vữa cần dùng. Thường thì thể tích của cát sẽ tính của vữa ( tính dư ra). Thể tích của xi măng, vôi thì tính theo cát và tỷ lệ pha trộn.

Bước 3: Chuẩn bị nền, móng.

Đánh dấu mốc 2 đầu tường, dùng dây mực lấy dấu đường gạch xây. Đặt hàng gạch khô đầu tiên theo dấu mốc và vạch mực, dùng cữ mạch gạch (bằng gỗ) chia đều khoảng cách giữa 2 viên gạch, tính toán số gạch nguyên và gạch cần cắt ( thường là 1/2 viên ) cho chiều dài bức tường.

Công tác chuẩn bị nền, móng ​

Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ khu vực xây

Cắt gạch. Nhớ tính thêm cả chiều dày mạch vữa
Xếp gạch và gạch đã cắt theo từng chồng (số lượng vừa đủ cho đoạn xây) cách nhau khoảng 1,5-2m.
Sắp xếp các bảng trộn vữa trong khu vực này (vừa tầm tay với)

Bước 5: Ngâm gạch vào xô nước.

Trộn vữa. Cung cấp vữa tới bảng trộn vữa ở đoạn xây.

Bước 6: Xây hàng gạch đầu tiên.

Rải vữa. Đặt gạch vào vị trí vừa rải vữa, dùng cán bay gõ điều chỉnh viên gạch bằng, phẳng, đứng và mạch vữa dày khoảng 10mm.

Tiếp tục cho viên gạch tiếp theo: rải vữa, thêm vữa vào 1 đầu viên gạch (tạo mạch đứng ở chỗ tiếp xúc với viên gạch đã đặt ) và đặt nối tiếp với viên gạch trước. Điều chỉnh gạch, mạch vữa khoảng 10mm.

Xây tiếp vài viên gạch ( khoảng 4-5 viên), dùng thước tầm dài căn chỉnh sự thăng bằng, thẳng hàng. Dùng bay gạt bỏ những phần vữa thừa.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xây hết hàng gạch đầu tiên. Phải đảm bảo thật thẳng và bằng cho hàng gạch này vì nó sẽ làm chuẩn cho các hàng gạch tiếp theo.

Bước 7: Hướng dẫn xây tường gạch- xây gạch

Xây những viên gạch ở 2 đầu tường (hay góc tường) trước để làm mốc căn chỉnh cho các viên gạch ở giữa hàng. Đặt gạch so le với lớp bên dưới, xây giật cấp lên cao khoảng 4-5 hàng gạch, dùng thước li- vô căn chỉnh kỹ độ bằng phẳng và thẳng hàng của những viên gạch này, kiểm tra sự đồng đều của mạch gạch bằng que đo hay thước.

Bước 8: Dùng dây xây căng theo các viên gạch dẫn vừa xây.

Tiếp tục xây những viên gạch ở giữa cho đến viên gạch dẫn trên cùng .Thường xuyên kiểm tra độ bằng, phẳng, đứng của đợt tường vừa xây.


Sử dụng dây xây để các viên gạch được thẳng hàng, ngay ngắn​

Nếu trong trường hợp bức tường quá dài, dây căng bị võng sẽ khó khăn cho việc căn chỉnh độ bằng của hàng gạch, thì phải xây 1 hoặc vài viên gạch ở giữa chiều dài bức tường trước để làm mốc. Sau đó dùng một miếng thép hoặc nhựa mỏng( như thẻ ngân hàng ), cắt rãnh để kẹp dây xây.

Bước 9: Dùng dụng cụ để tạo bề mặt mạch theo ý muốn.

Khoảng 20-30 phút sau khi rải, mạch vữa đã đủ khô, ta nên tiến hành miết mạch.


Hướng dẫn xây tường gạch chi tiêt và dễ dàng nhất

Bước 10: Dùng chổi, bàn chải làm sạch bề mặt của tường

Quay lại bước 7 đến bước 10 để tiếp tục xây cho đến độ cao mong muốn.


Quy trình xây dựng hoàn thiện

Vệ sinh tường sau xây: Đừng bao giờ để quá 2 ngày sau khi xây. Dùng nước và chổi phun rửa và cạo hết vữa và xi măng bám vào bề mặt tường. Pha 1 phần thuốc tẩy HCl với 10 phần nước dùng để làm sạch các vết xi măng còn đọng lại. Sử dụng dụng cụ bảo hộ, găng tay cao su, kính bảo hộ. Tiến hành từng mét vuông tường, tưới nước, dùng bàn chải và dung dịch tẩy chà rửa sạch, tưới nước rửa sạch dung dich tẩy. Không được để dung dịch khô ở trên gạch. Nếu bị dây vào người, ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước.

Một vài yêu cầu kĩ thuật khi xây tường

  • Nên lựa chọn loại gạch chất lượng cao, thẳng đều, chắc gạch, hạn chế gạch mo hoặc gạch cong vênh. Nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín.
  • Trước khi xây tường gạch, cần phải tưới nước cho gạch và phần bê tông( cột, dầm, sàn) ở tại vị trí chuẩn bị xây dựng.
  • Chú ý khi xây phải căng dây nhợ: Căng dây nhợ ngang ( 3 hàng gạch 1 lần) và giăng dây nhợ dọc từ trên xuống dưới.
  • Trải lớp vữa, hồ dầu mỏng lên đà hoặc sàn, cột trước khi xây tường.
  • Cần xây tường từ dưới lên trên, cứ 4 hàng gạch cấy sắt râu 1 lần ( sắt râu thường chừa sẵn trong lúc đổ bê tông cột) nhằm mục đích chống nứt nách tường sau này.
  • Từng hàng gạch phải xây thẳng, mạch vữa phải đều từ khoảng 8- 12mm.
  • Mạch vữa phương ngang, dọc phải vuông góc với nhau.
  • Nếu xây tường 200 thì cần chú ý: Cứ xây 5 lớp gạch theo chiều dọc thì có xây 1 lớp gạch theo chiều ngang.
  • Chú ý về thời gian xây: Cứ xây tường khoảng 1.5m thì ngưng xây, qua chỗ khác xây tiếp tục để tường có thời gian khô cứng. Sau đó thì xây tiếp, không nên xây cao quá một lượt dễ dẫn dến ngã đổ tường hoặc tường không thẳng. Khi quay lại xây tiếp cần tưới nước tại vị trí xây tiếp.
  • Xây tường xong cần được bảo dưỡng tưới nước thường xuyên để vữa xây có đủ nước để liên kết với lớp chát sau này.

Bài viết đã hướng dẫn những kĩ thuật xây gạch tường trong thi công nhà ở cụ thể, chi tiết nhất. Mong muốn các bạn có thể áp dụng trong quá trình xây dựng nhà ở của mình cũng như hướng dẫn công thợ làm việc đúng quy trình để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Nguồn tham khảo: Diễn đàn xây dựng – Việt Nam

Nguồn ảnh: Internet

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận