Tóm tắt nội dung

Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp phép xây dựng quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng, gia hạn giấy phép xây dựng; giấy phép xây dựng có thời hạn; quy trình và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

1. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng

Thông tư số 15 năm 2016 thì đã bổ sung nhiều quy định mới về việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng mới, theo giai đoạn, giấy phép xây dựng cho dự án hay công trình nhà ở riêng lẻ,… Theo đó:
– Sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo Thông tư 15.
– Nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính (thay vì bản sao có chứng thực như trước kia) đối với các loại giấy tờ như: Bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; Quyết định thu hồi đất; giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử theo phân cấp;…
– Cụ thể thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đối với từng trường hợp xem tại Thông tư 15/TT-BXD.

2. Quy trình và thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng

– Theo Thông tư số 15 của Bộ Xây dựng, quy trình cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng sẽ thực hiện theo Điều 102 Luật Xây dựng 2014.
– Về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng có một số điểm mới sau so với Thông tư 10/2012/TT-BXD:
+ Bộ Xây dựng sẽ cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã không còn thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bởi không còn phân biệt hồ sơ đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nông thôn mà đã gộp chung lại 1 bộ hồ sơ.
+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại và cấp khác nhau và có hồ sơ xin cấp phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất sẽ cấp giấy phép cho các công trình còn lại của dự án.
Thông tư 15/2016/TT-BXD có hiệu lực này 15/8/2016, thay thế Thông tư 10/2012/TT-BXD và những quy định về cấp phép xây dựng tại Thông tư 19/2009/TT-BXD.
Đối với các công trình đã khởi công xây dựng trước ngày Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực, trước kia thuộc đối tượng không cần giấy phép xây dựng nhưng theo Luật Xây dựng 2014 lại thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì vẫn được tiếp tục xây dựng mà không cần giấy phép, nếu chưa khởi công xây dựng thì phải có hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng.

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận