NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TỦ BẾP TỐI ƯU CÔNG NĂNG VÀ TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Thông thường, một gian bếp sử dụng trong khoảng 20 năm, người làm bếp có thể sẽ phải di chuyển một quãng đường khoảng 2000km”. Chính vì vậy, khi bắt tay vào quá trình thiết kế phòng bếp, ngoài yếu tố thẩm mỹ gia chủ và KTS cần chú trọng lưu tâm đến sự hợp lý trong bố cục, đảm bảo tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm thời gian. Vậy nguyên tắc thiết kế tủ bếp được thể hiện như nào? Mời quý bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên tắc “Luồng công việc”

Dựa trên nhiều năm nghiên cứu, Flexfit – Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp giới thiệu nguyên tắc “luồng công việc”, giúp quãng đường 2000km trên được rút ngắn đáng kể, để việc nấu nướng của gia chủ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Phòng bếp được thiết kế theo nguyên tắc này sẽ được phân chia thành năm khu vực riêng biệt sắp xếp theo một trình tự nhất định từ trái qua phải như sau:

– Khu vực chứa thực phẩm (tủ lạnh và khoang lưu trữ thực phẩm khô).

– Khu vật dụng (bát, đĩa, đũa thìa, cốc chén, ly tách)/

– Khu rửa (máy rửa chén, chậu rửa và dụng cụ vệ sinh).

– Khu sơ chế ( vật dụng nấu, dao kéo, các loại gia vị và các thiết bị điện)

– Khu nấu (bếp nấu, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi và các vật dụng để nấu).

Hình ảnh minh họa tủ bếp chữ L được áp dụng theo nguyên tắc “luồng công việc”

Nếu như bếp được sắp xếp theo nguyên tắc “luồng công việc”, gia chủ sẽ rút ngắn được 397km, tương đương với 20% tổng quãng đường di chuyển cho việc làm bếp trong vòng 20 năm.

Hình ảnh minh họa cho thấy lợi thế đáng kể khi áp dụng nguyên tắc “luồng công việc” trong thiết kế tủ bếp

Với lối bố trí tủ bếp như trên, người nội trợ sẽ dễ dàng thao tác, sử dụng và nấu nướng, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải di chuyển “chéo”. Ngoài ra, để phòng bếp được rộng rãi hơn, đồ dùng làm bếp cũng nên được sắp xếp khoa học và gọn gàng, tốt nhất là sắp xếp theo thói quen sử dụng.

Các điểm lưu ý trong thiết kế phòng bếp

Cùng với nguyên tắc “Luồng công việc”, gia chủ cũng cần lưu ý đến các yếu tố góp phần tạo nên không gian bếp rộng rãi, gọn gàng, tiện nghi như:

– Sử dụng đồ nội thất nhà bếp nhỏ gọn, vừa vặn.

– Tận dụng những khoảng trống, khoảng âm tường, tủ bếp để gia tăng diện tích lưu trữ.

– Màu sắc tươi sáng, hài hòa, tạo cảm giác sạch sẽ và rộng rãi.

– Sử dụng đồ nội thất nhà bếp thông minh, tích hợp, tiết kiệm diện tích.

– Sắp đặt đồ đạc hay dùng theo hướng thuận tiện, gọn gàng và tối giản đồ vật trên kệ bếp để tạo cảm giác thông thoáng hơn.

– Thiết kế hệ thống điện nước thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh nguyên tắc luồng công việc, gia chủ nên sắp xếp đồ dùng trong bếp theo thứ tự các vị trí tương ứng với thói quen sử dụng cá nhân

Trên đây là những nguyên tắc mà gia chủ và đội ngũ KTS cần lưu ý khi tiến hành thiết kế phòng bếp để tạo nên một không gian vừa thẩm mỹ, vừa hiệu quả về công năng, tiết kiệm được thời gian nấu nướng cho người nội trợ. Trong quá trình thiết kế, các KTS sẽ khảo sát diện tích, không gian, nhu cầu sử dụng và giúp bạn đưa ra phương án tối ưu, phù hợp nhất cho phòng bếp của gia đình.

Nguồn tham khảo tổng hợp

Hình ảnh trong bài được cung cấp bởi Flexfit – Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp

Thông tin tư vấn thiết kế nội – ngoại thất:

Hotline: 0977.982.182

Tel: 0989 996 545

Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ

Email: chukientho.com@gmail.com

Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận