TƯ VẤN THIẾT KẾ THÔNG TẦNG CHO NHÀ PHỐ

Thiết kế thông tầng cho nhà phố hiện nay được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Đặc biệt những thiết kế này rất phù hợp với những căn hộ có diện tích nhỏ 20m2 – 30m2. Việc bố trí thông tầng sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở lên rộng rãi, thoáng mát và vô cùng sang trọng. Vậy bạn đã biết thông tầng là gì chưa? Vai trò của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra những điều thú vị nhé.

1. Khoảng thông tầng là gì?

Thông tầng là khoảng không gian trống trong ngôi nhà có tác dụng lấy sáng giống như những giếng trời. Tuy nhiên, thông tầng khác với giếng trời ở chỗ, nó là khoảng không gian rộng hơn, không quy định phải thông từ tầng 1 lên đến mái mà có thể chỉ thông 2 tầng, 3 tầng của ngôi nhà với nhau mà thôi. Chúng bao hàm cả giếng trời.

Thiết kế thông tầng cho nhà phố

Giếng trời là đặc trưng cấu trúc trong ngôi nhà phố thị của phương Đông với sự tính toán cân bằng âm dương tỉ mỉ. Còn khoảng thông tầng trong nhà phố mà ngày nay mọi người hay sử dụng lại là cấu trúc không gian của những nhà ở phương Tây. Thông tầng có thể là một khoảng thông rộng lớn nhưng giếng trời lại chỉ là 1 diện tích nhỏ thông thẳng từ tầng 1 lên mái nhà.

2. Vai trò của khoảng thông tầng

Khoảng thông tầng có nhiều vai trò quan trọng trong thiết kế nhà ở như:

  • Tăng sáng cho nhà lô phố
  • Lưu thông không khí khối kiến trúc nhà ống.
  • Tăng hiệu quả thiết kế và trang trí nhà ở, tạo không gian quan sát cao rộng sang trọng mà không bị hở như kiểu giếng trời.
  • Trong nhiều ngôi nhà, khoảng thông tầng trở thành điểm nhấn quan trọng, là đầu mối giao thông giúp giao thoa các không gian nhà ở lại với nhau.

Không gian phòng khách trở lên thoáng sáng nhờ khoảng thông tầng rộng

Có thể bạn muốn xem thêm: 

10 mẫu nhà phố kiểu Pháp cực sang trọng, lịch lãm

Nhà ống sáng và thoáng nhờ 4 cầu thang

Cách khử mùi hôi ở ngăn tủ dưới bồn rửa bát

3. Thiết kế thông tầng trong nhà phố

Khoảng thông tầng làm thằng xuyên suốt giống như giếng trời sẽ không khác gì một cái ống, dẫn âm thanh truyền trong giếng rất vang và rõ. Điều này làm cho hoạt động của các thành viên trong gia đình không được thoải mái, mất sự riêng tư, làm phiền lẫn nhau.

Phương án giải quyết:
Nên đặt thông tầng ở sát một vách tường nhà, diện tường của thông tầng này sẽ làm xù xì, nhám, sần để tiêu âm. Hiện nay các thiết kế nhà hiện đại thường sử dụng các vật liệu trang trí, sơn gai, ấp gạch thẻ, xây gạch trần… để làm giảm truyền âm của thông tầng hay giếng trời.

Trang trí phòng khách với khoảng thông tầng bắt mắt

Khoảng thông tầng cần sự tính toán tỉ mỉ để cân đối các khu vực nhà ở. Không phải cứ nhà nhỏ thì không được làm. Vị trí sắp xếp khoảng thông cũng phải hợp lý, đặt ở đâu phải có sự tính toán, nếu không thông tầng trong nhà phố sẽ không phát huy được tác dụng của mình.

Phương án giải quyết:
Tất nhiên, phải nhà có từ 2 tầng trở lên thì mới có thể sử dụng thông tầng. Cần tính toán khoảng thông tầng nhà phố thật tỉ mỉ để đảm bảo cho nhà ở được cân đối hài hòa. Thông thường, nhà có chiều sâu trên 10m thì nên sử dụng thông tầng. Các thiết kế nhà phố có chiều sâu trên 20m thì nên sử dụng khoảng 2 đến 3 khoảng thông tầng để làm nhà ở thoáng và sáng hơn. Mỗi lỗ thông tầng này sẽ có tác dụng như giếng trời, được phân bổ đều từ cuối, giữa đến trước ngôi nhà.
Trong những căn nhà phố có diện tích nhỏ hẹp, khoảng thông tầng sẽ tạo ra cảm giác nhà ở cao rộng hơn. Thông tầng khi kết hợp với giếng trời sẽ làm không gian nhà ở thoáng mát hơn.

Thông tầng giữa phòng khách và phòng ăn tạo cảm giác ấm cúng, bình yên

Tính toán vị trị thông tầng hợp lí để tạo ra các giá trị khác nhau cho ngôi nhà. Nếu khoảng thông tầng ở giữa nhà, nó sẽ có tác dụng ngăn hờ phòng khách và phòng bếp thay cho những bức vách thô kệch, và thiếu độ thoáng đãng. Cùng với đó, nó sẽ có thể lấy sáng tự nhiên cho khu vực cầu thang và đối lưu không khí cho toàn bộ ngôi nhà. Với các thiết kế nhà nhỏ thì việc đặt thông tầng ở giữa nhà sẽ là vị trí hợp lý nhất vì nó có thể thực hiện chức năng của mình lên toàn bộ ngôi nhà .
Nếu đặt thông tầng ở vị trí cuối nhà, bạn sẽ có được sự thông thoáng cho khu vực bếp và phòng ăn.
Nhà nhỏ lại càng nên chừa khoảng thông tầng, vì nó sẽ làm căn nhà của bạn thoáng và sáng hơn. Việc này sẽ mang tới tác dụng cho căn nhà tạo cảm giác dễ chịu cho người sống, hơn là cố tận dung không gian để rồi các thành viên trong gia đình cảm thấy ngôi nhà không “dễ ở”.

Khoảng thông tầng uốn cong mềm mại trong nhà phố 100m2

Về mặt phong thủy, bạn nên lựa chọn vị trí cho thông tầng nhà phố một cách hợp lý vì các không gian trong nhà đều có những đặc tính ngũ hành riêng để thông tầng có thể bộ trở cho phong thủy nhà ở thêm hài hòa. Khoảng thông tầng nhà phố nếu được kết nối với không gian thì đặc tính ngũ hành của không gian sẽ nổi trội hơn.
Nếu đặt thông tầng ở không gian phòng khách thì phải chú ý điều phối mệnh thổ ở đây. Trang trí này thiên về cảm giác ấm cúng, tươi tắn. Có thể lựa chọn các chi tiết thuộc hành hỏa như đèn chùm để tạo tính tương sinh cho phòng khách nhà phố.

Chúng tạo ra không gian sống cực kì ấn tượng

Nếu đặt thông tầng ở phòng bếp ăn thì cần chú ý tính hỏa, thông tầng nhà phố cần thoát nhiệt tốt, trang trí bằng các vật dụng mềm mại, mang tính thủy trên tường hay trần để khắc chế hỏa. Bên cạnh đó, với những khoảng thông tầng trong nhà phố nhỏ cũng nên trang trí các đường nét nhẹ nhàng, uốn lượn sẽ phát huy tính phong thủy rõ ràng hơn.
Thông tầng thông thẳng lên mái (giếng trời) mà không có mái che thì phải đảm bảo hệ thống tổ chức thoát nước phức tạp. Nhưng nếu có mái che lại phải tính toán lỗ thông gió hợp lý để nhà không bí bách.
Nếu thông tầng thông như giếng trời, bạn sẽ phải đảm bảo nó có mái che để nước mưa không rơi xuống khu vực nhà ở. Tuy nhiên, mái che sẽ làm cho chúng bớt thoáng và giảm đi chức năng đẩy khí của mình. Vì thế, khi sử dụng mái che, cần bố trí cho nóc giếng trời cao thêm 1m so với mái nhà và tạo 2 cửa thông gió có chớp chắn để gió có thể lùa vào nhưng nước không bị chàn xuống. Điều này sẽ giúp thông tầng thoáng hơn.

Thông tầng thông như giếng trời

Trong trường hợp thông tầng kiểu giếng trời không có mái che thì cần tổ chức thoát nước thật tốt ở đáy giếng (tức là phần sàn tầng 1 thẳng với đỉnh giếng. Đáy giếng phải đủ rộng, khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng nên có hệ thống che chắn như tường, gách cửa hợp lý để nước mưa rơi xuống sàn không bị bắn vào những không gian xung quanh, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
Ở một số vùng có nắng gắt vào mùa hè, có thể lắp thêm rèm cho giếng trời để giảm nắng gắt chiếu vào nhà, khiến nhà bị tăng nhiệt độ, nóng nực, bí bách hay chói lóa, hư hại sàn gỗ…
Thông tầng tạo ra không không gian trống nên gây ra độ thiếu an toàn cho ngôi nhà.

Phương án giải quyết:
Hệ thống hành lang, cửa sổ và cầu thang giếp giáp thông tầng phải có lan can, hoa sắt đảm bảo an toan về chiều cao cũng như khoảng cách các khe hở của ban công.
Nếu thông tầng chỉ là khoảng thông giữa 2 tầng, bên dưới là không gian sinh hoạt thì bạn cần chú ý tới hệ thống đèn trang trí, chậu câu cảnh… treo trên tường ở chỗ thông tầng, tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, cũng nên chú ý tới phương án trang trí cho ngôi nhà. Đồ trang trí cần đặt ở trong tầm với của người lớn để khi bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa đèn điện hay khâu chăm sóc cây cảnh được thuận tiện.

Thiết kế thông tầng thật sự mang đến không gian sống thông thoáng và lấy sáng hiệu quả cho nhà phố vốn hạn chế về diện tích và khó tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Nếu bạn muốn sở hữu không gian sống chan hòa cùng thiên nhiên, ‘đẹp đẽ như tranh vẽ’ thì hãy để chúng tôi làm điều đó giúp bạn. Kiến trúc Chú Kiến Thợ hứa hẹn sẽ cho bạn những điều bất ngờ nhất.

Mời bạn đọc liên hệ qua:

Hotline: 0977.982.182

Tel: 0989 996 545

Facebook: Kiến trúc Chú Kiến Thợ

Email: chukientho.com@gmail.com

Địa chỉ: P401, số 11, ngõ 21, đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Office: L8-05, ĐTM Dương Nội, La Khê, Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Vietnam

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận