NHÀ PHỐ ẨN TRONG KHU RỪNG

BẮC NINH – Ngôi nhà ống có diện tích 80 m2, mặt tiền hướng chính Bắc được thiết kế dành cho đôi vợ chồng trẻ cùng hai con nhỏ.

Là nhà ống, lại nằm trong khu dân cư đông đúc và gần ba khu công nghiệp lớn, công trình gặp phải nhiều bất lợi như mặt tiền hẹp, sâu; hạn chế về tầm nhìn, thông gió, ánh sáng và chịu nhiều khói bụi, tiếng ồn. Trong khi đó, chủ nhà yêu thiên nhiên nên muốn tổ ấm của mình thật nhiều cây xanh và không gian ngoài trời.

 Ngôi nhà ống thô mộc, nhiều cây xanh như mong muốn của chủ nhà. Ảnh: Hoàng Lê.

Giải pháp được kiến trúc sư đưa ra là thiết kế nhà ba tầng, càng lên cao càng lùi vào bên trong. Cách làm này đẩy không gian sinh hoạt ra phía sau để tạo các khoảng đệm ngoài trời ở phía trước. Ngoài tác dụng tạo chỗ nghỉ ngơi, các khoảng đệm này giúp công trình thông gió tốt và tránh khói bụi, tiếng ồn. Chúng cũng tăng tính riêng tư cho căn nhà mà vẫn gắn kết các thành viên gia đình, để họ dễ dàng quan sát, giao tiếp với nhau.

Như mong muốn của gia chủ, công trình sử dụng chủ yếu những vật liệu thô mộc như gạch nung, bê tông trần. Cây xanh trải từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới nhà tạo cảm giác ngôi nhà ẩn trong “rừng”.


Cây xanh xuất hiện khắp nơi trong nhà. Ảnh: Hoàng Lê.

Không gian trong nhà được chia thành hai khu vực riêng biệt, kết nối với nhau bằng cầu thang và khoảng thông tầng ở giữa. Kết hợp với ô kính trên mái, cách bố trí này hỗ trợ thông gió, lấy sáng, tăng tính liên kết giữa các tầng và giúp người ở có cảm giác thoải mái khi di chuyển trên cầu thang.

Ở bên hông nhà quay về hướng Tây, kiến trúc sư bố trí thêm một khoảng thông tầng để đảm bảo riêng tư đồng thời hạn chế nắng gắt vào nhà.

Chi phí hoàn thiện công trình khoảng 1,5 tỷ đồng.


Phòng ngủ hướng ra không gian xanh. Nhà tắm ngăn cách với không gian ngủ bằng vách kính, khi cần riêng tư gia chủ chỉ cần kéo rèm xuống. Ảnh: Hoàng Lê.

 

Phần mái với hệ lam bê tông lớn nằm ngang nhằm mục đích giúp ngôi nhà trở chắc khỏe và tăng tính liên kết giữa hai bên hông nhà.

Đây cũng là giải pháp giúp điều tiết ánh nắng chiếu xuống ban công các tầng.

Không gian trong nhà được chia làm hai khu riêng biệt.

Cầu thang và khoảng thông tầng chính được bố trí giữa nhà. Ngoài ra có một khoảng thông tầng ở hướng Tây của nhà.

Cách bố trí này hỗ trợ thông gió, lan tỏa ánh sáng tự nhiên và tăng tính liên kết giữa các tầng.

Người ở cũng có cảm giác thoải mái hơn khi di chuyển trên cầu thang.

Mái kính được bố trí rèm, có thể che lại khi cần.

Căn nhà lúc lên đèn.

Khoảng đệm về buổi tối.

 

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận