Hướng dẫn thi công gạch thông gió chi tiết

I.CHUẨN BỊ BỀ MẶT XÂY GẠCH THÔNG GIÓ:

– Làm sạch bề mặt nền,bề mặt 4 cạnh để xây. Tạo phẳng bề mặt có thể bằng vữa hoặc láng xi măng. Không nên xây gạch trên bề mặt quá nhẵn hoặc dễ vỡ như gạch men bóng, mosaic, kính,…

II. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU DỤNG CỤ XÂY:

– Dùng vữa xây thông thường (xi-măng các loại + cát sạch  + nước sạch, tỉ lệ trộn vữa xi-măng/cát 1:1) hoặc keo dán gạch ( trong trường hợp dùng cho gạch màu không cần hoàn thiện bề mặt)

thi công gạch thông gió

 Kết hợp thi công gạch thông gió với ke mạch chữ thập chuẩn.

–  Ke Mạch chữ thập

–  Thép phi 10 đến 16 tùy thuộc vào yêu cầu mảng tường

–  Khoan đục lỗ để cấy thép

III. THI CÔNG GẠCH THÔNG GIÓ

– Trước khi tiến hành xây phải tưới nước giữ ẩm cho gạch.

– Sau khi xây xong, tiến hành tưới nước giữ ẩm cho tường. Tần suất tưới 3 lần/ngày và liên tục trong vòng 3 ngày, đảm bảo trong thời gian trên tường luôn được dưỡng ẩm.

– Ghi chú: Việc giữ ẩm cho gạch trước và sau khi xây rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tường xây. Tránh hiện tượng co nứt mạch gây mất liên kết.

Thi công gạch thông gió

Thi công gạch thông gió

  • 1. Chuẩn bị xây:

– Đo kích thước bề rộng và cao của khoảng tường Gạch thông gió định xây. Rồi chia đều khoảng cách gạch, nếu khoảng cách gạch xa nhau quá 20mm thì phải xây thu khoảng cách gạch gần nhau hơn(khoảng 8-10mm với gạch 190mm, khoảng 10-20mm với gạch 280mm) là vừa, còn khoảng cách thừa để dồn ra 2 bên rìa tường và sẽ được chèn vữa ở khoảng trống đó. Có thể đặt chia thử các viên gạch thông gió vào ô định xây mà chưa cần vữa để chia khoảng cách.

– Dùng dây rọi để xác định độ vuông của điểm góc bức tường với mặt đất.

-Làm ẩm bệ mặt xây và gạch để tăng độ liên kết, tránh hút nước gây nứt mạch vữa

  • 2. Tiến hành xây:

– Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã xác định ở trên. Lấy mặt chính trang trí làm mặt phẳng gốc để căng dây và xây theo. (Ví dụ: xây tường mặt tiền kiến trúc nhà, nên chọn mặt phía trong phòng nội thất làm mặt chính lấy phẳng theo dây, hoặc xây vách ngăn giữa phòng khách và phòng ăn, sẽ lấy mặt tường bên phòng khách làm chính lấy phẳng.)

– Trải vữa (keo) dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp “gân” ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải đều ra các mép gạch và tránh lãng phí, đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào Gạch thông gió.

-Sử dụng ke mạch chữ thập để đảm bảo chính xác độ dày và vuông góc của mạch

– Tuân thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác. Xây định vị vài viên gạch cho mỗi hướng xây. Buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng đầu tiên) và kéo căng chúng để làm mốc xây những viên còn lại.

– Lấy bay miết các mạch vữa sau khi mạch vữa đã ráo, khe mạch nào thiếu vữa sẽ lấy bay bù thêm vào và miết bằng bay.

– Độ dày mạch vữa khoảng 10mm với gạch 190×190 mm, dày 20mm với gạch kích thước 280×280 mm. Có thể linh động điều chỉnh thêm mạch vữa nhưng không nên quá nhiều (tối đa dày 20mm)

– Dùng bay gọt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng. Miết mạch cho âm vào 1-2mm hoặc xoa mạch cho phẳng tùy vào cách tạo hình mảng tường , tránh gồ ghề so với mặt tường.

– Trường hợp mảng tường thi công gạch thông gió cần để ô cửa sổ thoáng thì phải đổ giằng bê tông mặt trên và 2 cạnh bên của ô thoáng đó, dày từ 30-50mm tùy khẩu độ khoảng rộng ô thoáng. Không nên để ô thoáng rộng quá 1,2m. Có thể dùng khung thép dày 5-10mm để làm khung của ô để đặt gạch lên xây. Bề sâu của khuôn bao khoảng bằng bề dày của tường (thường là dày 65-220mm), hoặc có thể xây gạch đặc bo viền khung thành ô cửa.

thi công gạch thông gió

Ô thoáng cho mảng tường gạch thông gió

thi công gạch thông gió

  • 3. Chiều cao và chiều rộng mảng tường thi công gạch thông gió

– Xây cao khoảng 3,5-4,5m nên đặt cốt thép, mật độ tùy khoảng xây mà đặt 2-3 lượt gạch đặt 1 lượt cốt thép.

thi công gạch thông gió

 Sử dụng thép và ke mạch

IV. SƠN HOÀN THIỆN

– Chờ tường gạch thông gió khô, khoảng 10-30 ngày kể từ ngày xây. (tùy vào thời tiết, đảm bảo khô tường).

– Cách thông dụng để sơn tường: Dùng súng phun sơn máy nén hơi để phun. Trước khi phun nên làm vệ sịnh bề mặt tường bằng cách xoa mặt tường bằng giấy ráp mịn hoặc đá mài. Mục đích là để làm mất ba via khi thi công, và làm sạch mặt tường. Khi phun sơn thì che mặt sau tường (tiếp giáp với các phần khác của công trình) để phun mặt trong gạch và mặt trước. Đợi sau 4-5 tiếng để ráo sơn, thì có thể phun mặt còn lại, cứ như thế phun sơn tường 1 lót, 2 phủ như tường bình thường. Có thể dùng các loại sơn tường phổ thông trên thị trường.

sơn gạch thông gió

Sơn gạch thông gió

Sơn gạch thông gió

Lưu ý: Để đảm bảo tốt nhất, nên sơn mảng tường thi công gạch thông gió ngoại thất bằng sơn ngoại thất. Sơn ngoại thất có tính năng kháng kiềm, chống rêu mốc, chống ẩm tốt hơn sơn nội thất.

Greentiles

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận