CÓ THỂ TẠO RA GẠCH NHẸ TỪ TÀN THUỐC LÁ: THẬT HAY GIẢ?

Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng yêu cầu những phương pháp sản xuất mới phải giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường. Một nhóm sinh viên trường đại học RMIT đã công bố một nghiên cứu thử nghiệm về việc sử dụng đầu lọc thuốc lá để sản xuất gạch xây dựng.

Tại sao lại tái chế tàn thuốc lá?

Theo một thống kê gần đây, mỗi năm có khoảng 5,3 nghìn tỷ đầu lọc thuốc lá (khoảng thải ra 1,2 triệu tấn rác thải) được vứt lại vào môi trường. Lượng rác thải khổng lồ này chứa đựng hơn 60 chất độc có khả năng gây ung thư cho con người, trong đó, tiêu biểu là cellulose acetate.

Nhận thấy mối nguy hại lâu dài từ nguồn chất thải này, nhóm sinh viên trường đại học RMIT đã dựa trên một nghiên cứu của Mohajerani et. al (2016) để thử nghiệm thêm mẩu thuốc lá bỏ đi vào gạch đất sét để sử dụng trong kiến trúc.

Gạch được làm từ tàn thuốc lá có kiểu dáng và màu sắc tương đồng với những sản phẩm sản xuất theo phương pháp truyền thống

Phương pháp sản xuất gạch nhẹ từ tàn thuốc lá

Nhóm nghiên cứu tiến hành trộn lẫn đầu lọc thuốc lá cùng các chất phụ gia với đất sét để khử khuẩn và khử mùi vật liệu. Đầu lọc thuốc lá có thể được thêm vào gạch thông qua một trong ba phương pháp sau:

– Thêm toàn bộ đầu lọc.

– Cắt nhỏ đầu lọc.

– Thêm đất sét gạch trộn sẵn với một lượng đầu lọc thuốc lá đã được xử lý.

Sau khi thêm trộn lẫn các loại nguyên liệu, quá trình tạo hình và nung nóng được tiến hành để tạo ra thành phẩm là những viên gạch xây dựng có trọng lượng nhẹ hơn so với các phương pháp sản xuất truyền thống.

 

Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu PGS.Abbas Mohajerani và sản phẩm gạch làm từ đầu lọc thuốc lá

Ưu điểm của phương pháp sản xuất gạch bằng đầu lọc thuốc lá

– Chất lượng tốt, phí sản xuất thấp: Các chuyên gia nghiên cứu đã công bố nghiên cứu chỉ ra rằng gạch đất sét chịu lửa chứa 1% đầu lọc thuốc lá tái chế có độ chắc chắn tương đương gạch thông thường và cần ít năng lượng sản xuất hơn.

– Tiết kiệm năng lượng: Bằng cách phân tích giá trị năng lượng của đầu lọc, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp 1% lượng đầu lọc thuốc lá vào sản xuất gạch sẽ giúp giảm năng lượng cần thiết để nung gạch xuống 10%. Mức năng lượng tiết kiệm này trên thực tế khoảng 20 tỷ MJ tương đương mức sử dụng điện năng của 1 triệu hộ gia đình hàng năm ở bang Victoria, Australia.

– Bảo vệ môi trường: Việc tái chế rác thải là đầu lọc thuốc lá giúp giảm thiểu xả thải các chất độc gây ô nhiễm ra môi trường hàng năm. Chất lượng môi trường nhờ vậy cũng được cải thiện để trở nên tốt hơn trong tương lai.

 

Gạch tái chế đảm bảo chất lượng tốt để xây dựng những công trình có kích thước lớn và phức tạp

Hạn chế và phương pháp khắc phục

Gạch sản xuất từ đầu lọc thuốc lá vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ đối với sức khỏe con người. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do tàn thuốc thải ra thường gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, trong vật liệu tái chế vẫn tồn tại một số loại vi khuẩn nếu không được xử lý triệt để ngay từ khâu đầu sản xuất.

Để hạn chế vi khuẩn gây bệnh, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các quy trình khử trùng thông qua việc sử dụng naphthalene, ozone, hydrogen peroxide, tia cực tím, hoặc xử lý nhiệt khô và ẩm. Ngoài ra, có thể sử dụng ozone để kiểm soát độ ẩm trong gạch giúp nhân rộng mô hình sản xuất trong các nhà máy lớn.

Tuy nhiên, vấn đề mùi vẫn chưa được nhóm nghiên cứu khắc phục một cách triệt để. Các tác giả đã liệt kê tia UV như một giải pháp, nhưng cũng thừa nhận rằng cần phải nghiên cứu thêm về mặt này để hoàn thiện sản phẩm của mình hơn trong tương lai.


Pơng pháp sản xuất từ đầu lọc thuốc lá sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện để những ngôi ngôi nhà xây bằng gạch tái chế sẽ sớm trở nên phổ biến trong tương lai

Những nghiên cứu về việc tạo ra gạch từ đầu lọc thuốc lá có thể sẽ mở ra một ngành sản xuất vật liệu xây dựng mới trong tương lai. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm của mình trong tương lai. Hy vọng rằng, trong thời gian ngắn sắp tới, những viên gạch tái chế từ đầu lọc thuốc lá sẽ được sản xuất với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng và bảo vệ môi trường sống của con người.

Theo Happynest

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận