HÃY LÀM TỦ BẾP THEO CÁCH NÀY ĐỂ TRÁNH MẤT TIỀN OAN

Các cụ có câu: “Đẹp cái cầu thang, sang cái nhà bếp”. Bởi vậy, việc làm cho không gian nhà bếp trở nên tinh tế, gọn gàng, ấm cúng là điều được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bà nội trợ. Và tủ bếp là một trong những vật dụng không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm kinh nghiệm trong việc làm tủ bếp các bạn nhé.
Trước khi đi vào thiết kế tủ bếp, thì việc cân nhắc các yếu tố về mặt thẩm mỹ, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, kích thước với không gian và đặc điểm sử dụng của từng gia đình là việc hết sức cần thiết.

Chất liệu làm tủ bếp

Chất liệu gỗ thường chiếm ưu thế khi làm tủ bếp, bởi chúng luôn mang đến độ bền, đẹp hơn nhiều so với các chất liệu khác. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng, điều kiện sinh hoạt và kinh phí đầu tư mỗi gia đình khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau về vật liệu gỗ.

1. Tủ bếp

• Tủ bếp có tủ trên và tủ dưới, các bạn có thể dùng 2 chất liệu khác nhau chứ không nhất thiết phải cùng 1 chất liệu.
• Tủ bếp cũng có phần thùng và phần cánh, cũng có thể dùng 2 chất liệu khác nhau, không nhất thiết phải cùng 1 chất liệu
•  Thùng của tủ bếp dưới thì ta nên chọn:
• Nhựa Picomat. Chất liệu này tuy độ bám vít và chịu nặng kém nhưng chịu nước, chịu ẩm rất tốt, ít ẩm mốc. Bạn nên ưu tiên sử dụng loại này.
• Gỗ tự nhiên: Gõ đỏ, gỗ Sồi, gỗ Óc Chó, Xoan đào,…(Nên hạn chế một số loại Xoan ta, thông, keo, gỗ tạp vì chúng rất nhanh mục)
• Gỗ công nghiệp nếu dùng thì nên dùng 2 loại: (MDF xanh chống ẩm, HDF). Nhưng cũng nên hạn chế vì nó ẩm mốc và rất nhanh xuống cấp.

 

Gỗ xoan màu cánh gián mang đến sự sang trọng, ấm cúng khi làm tủ bếp cho gia đình (Ảnh: Internet)

2. Cánh tủ bếp dưới:

• Ta cũng sử dụng các loại gỗ tự nhiên như Gõ đỏ, gỗ Sồi, gỗ Óc Chó, Xoan đào,…
• Acrylic cốt MDF xanh chống ẩm
• Laminate cốt MDF xanh chống ẩm

 

Tủ bếp Acrylic cốt MDF xanh chống ẩm (Ảnh: Internet)

3. Cánh tủ bếp trên:

• Gỗ tự nhiên như trên
• Acrylic cốt MDF xanh chống ẩm
• Laminate cốt MDF xanh chống ẩm
• Gỗ công nghiệp (MDF xanh chống ẩm, HDF). Cánh tủ trên thì có thể dùng tạm được

4. Thùng tủ bếp trên:
• Các bạn cũng sử dụng gỗ tự nhiên như trên
• Gỗ công nghiệp (MDF xanh chống ẩm, HDF). Nếu là thùng tủ trên thì ta có thể dùng được

 

Có thể dùng gỗ công nghiệp cho tủ bếp nhà mình (Ảnh: Internet)

Yếu tố màu sắc khi thiết kế tủ bếp

Màu sắc tủ bếp lựa chọn tùy theo nhu cầu, sở thích của gia chủ. Tuy nhiên để tạo được hiệu ứng về thẩm mỹ một cách tốt nhất thì nên sử dụng những tone màu tương phản ( đen / trắng ) hoăc màu tương đồng.

Các thiết kế tủ bếp hiện nay đặc biệt là các thiết kế tủ bếp gỗ công nghiệp hiện đại thường có những thiết kế tủ bếp phổ biến là trắng + vân gỗ ( tối hoặc sáng) tạo sự hài hòa với phong cách trang nhã thanh lịch.

• Màu kính bếp thường là màu trắng, đen. Với phong cách thì kính ốp cam, vàng chanh, hoặc xanh cốm đang rất được ưa chuộng
• Màu đá bếp : Thường là đen hoặc trắng.

 

Tủ bếp với gam màu trắng ấn tượng (Ảnh: Internet)

Về thiết kế tủ bếp

Khi thiết kế tủ bếp cần chú ý đến vị trí đặt tủ, kích thước căn nhà để phân chia hợp lý. Nếu gia chủ chú trọng đến phong thủy thì nên xem hướng trước khi đặt tủ. Còn không thì đặt làm sao cho dễ dàng với việc sử dụng khi nấu ăn. Kích thước phải phù hợp với không gian toàn bộ phòng bếp, không quá to cũng không quá nhỏ.

1. Về vị trí chính thường được bố trí:

Tủ lạnh, chậu rửa, bếp nấu. Ta nên cố gắng bố trí thuận tam giác bếp: Tủ lạnh -> Chậu rửa -> Bếp nấu.

 

Vị trí thuận tam giác bếp (Ảnh: Internet)

2. Kích thước:

• Chiều cao tủ bếp: Người Việt mình thường thấp nên tủ bếp dưới hay làm 800mm, sâu 600mm. Làm tủ gỗ với kích thước 580mm là phải, đá nhô ra 20mm là vừa đẹp.
• Khoảng cách giữa tủ bếp trên và kệ bếp dưới khoảng 600-700mm,
• Kệ bếp trên 700 -750mm, sâu 350mm
• Nếu có máy rửa bát thì tủ bếp dưới nên cao 850mm-900mm

Công năng sử dụng của tủ bếp

Ngoài những yếu tố trên thì công năng cất giữ bảo quản đồ đạc cũng cần được chú trọng. Bên trong thi công tủ bếp, hệ thống ngăn kéo phải được thiết kế đồng bộ với 1 hệ thống ray trượt chất lượng tốt. Mỗi ngăn kéo âm có sức chứa tới khoảng 50kg mà vẫn có thể kéo ra hoặc vào nhẹ nhàng. Cánh cửa phải đóng kín với tủ nhằm hạn chế gián hoặc chuột.

 

Công năng đầy đủ thường có khi làm tủ bếp (Ảnh: Internet)

Một tủ bếp nên có đầy đủ các công năng của:
• Tủ lạnh
• Chậu rửa
• Bếp nấu
• Hút mùi (Nên đặt trên bếp nấu )
• Giá để bát (Nên đặt trên chậu rửa, hoặc gần nhất có thể)
• Máy rửa bát (nếu có)
• Lò vi sóng (Thường đặt dưới bếp nấu hoặc quầy bar)
• Lò nướng (Đặt dưới bếp nấu hoặc 1 khoang riêng)
• Giá dao thớt (Thường bố trí cạnh chậu rửa)
• Giá xoong nồi
• Giá gia vị (Thường bố trí cạnh khoang bếp)
• Thùng gạo
• Thùng rác

Một số lưu ý khi làm bếp tủ

• Bố trí được chân Inox 100mm ở dưới tủ bếp dưới là tốt nhất. Thời gian sử dụng cho gia chủ được lâu dài.
• Có một số loại phụ kiện hãng khá hay như: ngăn kéo gia vị, ngăn kéo thìa dĩa, giá góc để tận dụng góc chết khá hay. Nên tận dụng khi chủ nhà có tài chính tốt.
• Có 1 số thiết bị hãng khá ấn tượng như: nút bấm nhả (giúp ta đỡ phải dùng tay co), cảm biến tiệm cận dùng cho đèn trong các khoang trên.

Trên đây là một số kinh nghiệm được chia sẻ thực tế để các bạn có cái nhìn cụ thế nhất khi muốn làm tủ bếp cho căn nhà của mình. Mong rằng, sẽ  giúp các bạn có thêm được nhiều thông tin chân thật để thiết kế tủ bếp hợp lý, ưng ý nhất. Chúc các bạn thành công.

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Hãy đánh giá nội dung.

Bình luận